Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào, các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá.
Hiện nay cây cao su được mở rộng phát triển từ phía Nam lên tới tận các tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích 0,5 triệu ha trên các loại đất có tầng canh tác từ >0,6m.
Tầng canh tác đất chủ yếu là bazan xám, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến, đất xám phát triển trên đá granit, đá gốc làm cho bộ rễ không ăn được sâu, nghèo lân dễ tiêu, sắt nhôm di động cao do đất bị khai thác trồng sắn, nương rẫy cũ bị xói mòn trôi rửa, có khả năng giữ chặt lân khi bón nhữngloại lân dễ tan trong nước vào đất, làm giảm hiệu lực của phân lân, nhiều vùng đất chua pH thấp 3,8- 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng.
Nghiên cứu cho thấy, cây cao su phát triển được trên đất có pH từ 4,5 – 7, tối ưu là 5,0 – 6,5.
Cây cao su sử dụng rất nhiều chất dinh dưỡng, ngoài lượng lớn (phân đa lượng) là đạm (N), lân (P), kali (K), các chất dinh dưỡng khác (trung và vi lượng) cũng không thể thiếu như canxi (CaO); magiê (MgO); kẽm, mangan, bo…
Thiếu chúng sẽ hạn chế năng suất và chất lượng mủ. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su. Để biết được cây cao su trên từng loại đất thừa và thiếu loại dinh dưỡng nào, các nhà khoa học đưa ra các ngưỡng, lấy kết quả từ phân tích dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg trong lá theo mức thừa, cân bằng, thiếu và rất thiếu (%):
- Mức thừa (N>3,74; P>0,26; K>1,5; Ca>0,91; Mg>0,32): Phải ngừng bón phân và xem xét yếu tố liên kết và đối kháng, độc tố trong đất để quyết định công thức phân bón phù hợp.
-Mức cân bằng (N=3,4; P=0,22; K=1,2; Ca=0,7; Mg=0,25): Không cần bón hoặc bón ở mức tối thiểu.
- Mức thấp hơn cân bằng: Là mức thiếu hoặc rất thiếu thì phải bón bổ sung ngay, phần lớn đất cao su hiện nay đang ở mức này.
Phân đa yếu tố NPK chuyên bón cho cây cao su : Phân NPK 12.8.12 (N=12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%; S = 3%) với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 71%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S), trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn…
Cây cao su được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khoẻ, thân vỏ bóng, nhanh liền sẹo, đường kính thân phát triển nhanh, nhựa dẻo, có bộ lá dày giúp khả năng quang hợp tốt hơn, tích luỹ nước và cho nhiều nhựa; tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết, không có hiện tượng sốc thời tiết. Phân bón Văn Điển không gây độc cho đất, không gây ô nhiễm môi trường.
Quy trình bón phân
+ Yêu cầu: Bón phân phải dựa trên kết quả theo dõi năng suất, sinh trưởng của cây cao su và thành phần dinh dưỡng có trong đất, lá, mủ qua phân tích.
+ Thời vụ bón phân: Bón 2 lần trong năm: Đầu mùa mưa (tháng 3, 4) và cuối mùa mưa (tháng 8 – 9).
PGS-TS Mai Quang Vinh
Theo Dân Việt