Đừng quay lưng với ngành trong khó khăn

Đó là lời nhắn nhủ của ông Nguyễn Ngọc Sơn - nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty CPCS Đồng Phú trước tình trạng giá cao su giảm, công nhân nghỉ việc gần đây. Ông nhắn nhủ: “Mình hưởng lợi từ cao su trước đây thì nay khó khăn đừng nên quay lưng lại mà hãy gắn bó hơn nữa, chung tay góp sức hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, rồi đây giá cao su cũng sẽ chuyển hướng tăng trở lại”.
Submit
 “Đi dễ khó về” vì muốn gắn bó với ngành
 
Về hưu tròn 30 năm nhưng ông Sơn vẫn nhớ như in những hình ảnh ngày đầu công tác tại Nông trường Thuận Lợi (tiền thân của Công ty CPCS Đồng Phú.) Trải qua những ngày tháng vất vả, đến nay ông luôn tự hào về những bước đi vững chắc của ngành cao su. Trong ký ức của ông, thời bấy giờ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề, chưa có máy móc, trồng cao su phải bằng thủ công, nhưng khó khăn gian khổ nào cũng vượt qua được.
 
Công tác tại Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) được 15 năm, ông chuyển công tác vào Nông trường Thuận Lợi. Đối với ông, làm cao su giai đoạn đầu vất vả bao nhiêu thì giai đoạn sau càng phấn khởi bấy nhiêu vì khi cây đưa vào mở miệng cạo là có thu nhập. Ông rất vui mừng khi nhìn thấy  những thành quả mà ngành cao su đạt được trong thời gian qua. Điều làm ông hào hứng nhất là không chỉ mở rộng diện tích cao su trong nước mà VRG còn trồng cao su tại nước bạn Lào và Campuchia.
 
Ông chia sẻ quan điểm: “Trước đây, Pháp đưa cây cao su vào nước ta nhằm bóc lột sức lao động của nhân dân ta, nhưng trong những tháng ngày khó khăn và tủi nhục đó, phong trào đấu tranh của công nhân cao su nổ ra mạnh mẽ. Ngày trước “Cao su đi dễ khó về” vì làm cao su thời đó không đủ ăn, còn bây giờ cũng là “Cao su đi dễ khó về” nhưng “khó về” vì bây giờ làm công nhân cao su được hưởng nhiều chế độ rất tốt, được khám sức khỏe định kỳ, làm tốt được biểu dương khen thưởng, lương bổng ổn định, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, vì vậy công nhân muốn gắn bó với vườn cây cao su. Nhiều gia đình công nhân cao su có kinh tế khá giả cũng nhờ vào cây cao su”.
 
Cần chia sẻ với đơn vị trong tình hình khó khăn chung
 
Trăn trở với tình hình giá cao su giảm dần trong hai năm gần đây khiến thu nhập của người lao động giảm theo, có trường hợp công nhân nộp đơn xin nghỉ việc, ông cho biết: “Công nhân nghỉ việc trong lúc đơn vị khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Theo tôi nghĩ, giá mủ cao su diễn biến theo tình hình thị trường, cũng có lúc lên lúc xuống. Khi giá cao su lên cao thì người lao động có thu nhập, lương thưởng nhiều, khi giá xuống thì các chế độ chính sách cho người lao động vẫn được các công ty đáp ứng đầy đủ, kịp thời, nhiều phong trào VHVN - TDTT, thi đua trong lao động sản xuất vẫn tổ chức thường xuyên. Vì vậy người công nhân cao su cần phải chia sẻ với đơn vị trong tình hình khó khăn chung, cần một lòng với đơn vị vượt qua giai đoạn này. Mình hưởng lợi từ cao su trước đây thì nay khó khăn đừng nên quay lưng lại mà hãy gắn bó hơn nữa, chung tay góp sức hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, rồi đây giá cao su cũng sẽ chuyển hướng tăng trở lại”.
 
Gia đình ông là gia đình có ba thế hệ công tác trong ngành cao su. Và ông tin rằng, không chỉ gia đình ông và còn rất nhiều gia đình khác có nhiều thế hệ công tác trong ngành. Ông nhắn nhủ: “So với thời chúng tôi thì thế hệ trẻ ngành cao su có rất nhiều lợi thế về kiến thức, về những ứng dụng KHKT tiên tiến trong công việc, có sự hậu thuẫn ủng hộ của thế hệ đi trước. Vì vậy tôi mong muốn tuổi trẻ ngành cao su hãy phát huy nhiệt huyết, mạnh dạn bày tỏ và thực hiện những phát minh, sáng kiến mới để ngành cao su của chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa. Hãy trân trọng và gìn giữ giá trị tốt đẹp 85 năm xây dựng và phát triển của ngành. Vì thành quả ngày hôm nay là mồ hôi, là công sức, là tâm huyết của biết bao thế hệ cha anh đi trước gầy dựng”.
 
                          Quỳnh Mai
Submit
 “Đi dễ khó về” vì muốn gắn bó với ngành
 
Về hưu tròn 30 năm nhưng ông Sơn vẫn nhớ như in những hình ảnh ngày đầu công tác tại Nông trường Thuận Lợi (tiền thân của Công ty CPCS Đồng Phú.) Trải qua những ngày tháng vất vả, đến nay ông luôn tự hào về những bước đi vững chắc của ngành cao su. Trong ký ức của ông, thời bấy giờ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề, chưa có máy móc, trồng cao su phải bằng thủ công, nhưng khó khăn gian khổ nào cũng vượt qua được.
 
Công tác tại Nông trường Việt Trung (Quảng Bình) được 15 năm, ông chuyển công tác vào Nông trường Thuận Lợi. Đối với ông, làm cao su giai đoạn đầu vất vả bao nhiêu thì giai đoạn sau càng phấn khởi bấy nhiêu vì khi cây đưa vào mở miệng cạo là có thu nhập. Ông rất vui mừng khi nhìn thấy  những thành quả mà ngành cao su đạt được trong thời gian qua. Điều làm ông hào hứng nhất là không chỉ mở rộng diện tích cao su trong nước mà VRG còn trồng cao su tại nước bạn Lào và Campuchia.
 
Ông chia sẻ quan điểm: “Trước đây, Pháp đưa cây cao su vào nước ta nhằm bóc lột sức lao động của nhân dân ta, nhưng trong những tháng ngày khó khăn và tủi nhục đó, phong trào đấu tranh của công nhân cao su nổ ra mạnh mẽ. Ngày trước “Cao su đi dễ khó về” vì làm cao su thời đó không đủ ăn, còn bây giờ cũng là “Cao su đi dễ khó về” nhưng “khó về” vì bây giờ làm công nhân cao su được hưởng nhiều chế độ rất tốt, được khám sức khỏe định kỳ, làm tốt được biểu dương khen thưởng, lương bổng ổn định, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, vì vậy công nhân muốn gắn bó với vườn cây cao su. Nhiều gia đình công nhân cao su có kinh tế khá giả cũng nhờ vào cây cao su”.
 
Cần chia sẻ với đơn vị trong tình hình khó khăn chung
 
Trăn trở với tình hình giá cao su giảm dần trong hai năm gần đây khiến thu nhập của người lao động giảm theo, có trường hợp công nhân nộp đơn xin nghỉ việc, ông cho biết: “Công nhân nghỉ việc trong lúc đơn vị khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Theo tôi nghĩ, giá mủ cao su diễn biến theo tình hình thị trường, cũng có lúc lên lúc xuống. Khi giá cao su lên cao thì người lao động có thu nhập, lương thưởng nhiều, khi giá xuống thì các chế độ chính sách cho người lao động vẫn được các công ty đáp ứng đầy đủ, kịp thời, nhiều phong trào VHVN - TDTT, thi đua trong lao động sản xuất vẫn tổ chức thường xuyên. Vì vậy người công nhân cao su cần phải chia sẻ với đơn vị trong tình hình khó khăn chung, cần một lòng với đơn vị vượt qua giai đoạn này. Mình hưởng lợi từ cao su trước đây thì nay khó khăn đừng nên quay lưng lại mà hãy gắn bó hơn nữa, chung tay góp sức hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, rồi đây giá cao su cũng sẽ chuyển hướng tăng trở lại”.
 
Gia đình ông là gia đình có ba thế hệ công tác trong ngành cao su. Và ông tin rằng, không chỉ gia đình ông và còn rất nhiều gia đình khác có nhiều thế hệ công tác trong ngành. Ông nhắn nhủ: “So với thời chúng tôi thì thế hệ trẻ ngành cao su có rất nhiều lợi thế về kiến thức, về những ứng dụng KHKT tiên tiến trong công việc, có sự hậu thuẫn ủng hộ của thế hệ đi trước. Vì vậy tôi mong muốn tuổi trẻ ngành cao su hãy phát huy nhiệt huyết, mạnh dạn bày tỏ và thực hiện những phát minh, sáng kiến mới để ngành cao su của chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa. Hãy trân trọng và gìn giữ giá trị tốt đẹp 85 năm xây dựng và phát triển của ngành. Vì thành quả ngày hôm nay là mồ hôi, là công sức, là tâm huyết của biết bao thế hệ cha anh đi trước gầy dựng”.
 
                          Quỳnh Mai